- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Khi có nhu cầu tăng, giảm vốn điều lệ, Quỹ tín dụng nhân dân gửi Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở 01 bộ hồ sơ;
+ Bước 2: Ngân hàng Nhà nước xem xét hồ sơ tăng, giảm vốn điều lệ vượt mức quy định của Quỹ tín dụng nhân dân;
+ Bước 3: Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tăng, giảm vốn điều lệ; Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do;
+ Bước 4: Sau khi có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. Quỹ tín dụng nhân dân tiến hành: Đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh về tăng, giảm vốn điều lệ đã được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố chấp thuận; Thực hiện tăng, giảm vốn điều lệ theo phương án; Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố ra Quyết định chuẩn y vốn điều lệ theo quy định của pháp luật; Thực hiện các công việc khác có liên quan.
- Cách thức thực hiện:
+ Qua Bưu điện
+ Trụ sở cơ quan hành chính
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc người được uỷ quyền) đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố chấp thuận việc tăng, giảm vốn điều lệ; trong đó nêu rõ sự cần thiết phải tăng, giảm vốn điều lệ và mức vốn điều lệ dự kiến tăng, giảm.
+ Văn bản uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với trường hợp ủy quyền).
+ Nghị quyết của Đại hội thành viên về việc tăng, giảm vốn điều lệ và mức vốn điều lệ dự kiến tăng, giảm.
+ Phương án tăng, giảm vốn điều lệ.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Quỹ tín dụng nhân dân được tăng, giảm vốn điều lệ vượt kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận (sau đây gọi tắt là tăng, giảm vốn điều lệ) khi việc tăng, giảm vốn điều lệ không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân; không dẫn đến vi phạm quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn; việc giảm vốn điều lệ không làm tổng số vốn điều lệ giảm dưới mức vốn pháp định.
+ Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ và mức vốn điều lệ dự kiến tăng hoặc giảm phải được Đại hội thành viên nhất trí thông qua.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân. Ngày hiệu lực: 28/8/2001
2. Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân. Ngày hiệu lực: 17/6/2005
3. Quyết định số 05/2007/QĐ-NHNN ngày 30/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về trình tự, thủ tục thực hiện những thay đổi của Quỹ tín dụng nhân dân phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Ngày hiệu lực: 27/2/2007
4. Quyết định số 35/2008/QĐ-NHNN ngày 16/12/2008 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định trình tự, thủ tục thực hiện những thay đổi của quỹ tín dụng nhân dân phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ-NHNN ngày 30/1/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngày hiệu lực: 13/01/2009.