Phạt 2 tỷ đối với tổ chức và 1 tỷ đối với cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng
Phạt 2 tỷ đối với tổ chức và 1 tỷ đối với cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng (21/11/2014)
Ngày 17/10/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 12/12/2014 và thay thế Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng và Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 sửa đổi, bổ sung Nghị định 202/2014/NĐ-CP.

Nghị định 96/2014/NĐ-CP được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm hành chính về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. So với Nghị định 202/2004/NĐ-CP thì Nghị định 96/2014/NĐ-CP có nhiều qui định mới đáng chú ý:

          1. Quy định 14 nhóm hành vi vi phạm hành chính (tăng thêm 5 nhóm so với Nghị định 202) bị xử phạt trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng như: Hành vi vi phạm về cổ phần, cổ phiếu; hành vi vi phạm về hoạt động thông tin tín dụng; Vi phạm về tiền tệ kho quỹ; về Bảo hiểm tiền gửi và Phòng chống rửa tiền. Theo đó, nhiều hành vi vi phạm chi tiết được cụ thể hóa trong Nghị định phải kể đến như: Không thực hiện phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro bị phạt từ 200 đến 250 triệu đồng; Thu không đúng các loại phí liên quan đến hoạt động cấp tín dụng (phạt từ 30-60 triệu); Không kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng (từ 15-20 triệu) hoặc một loạt các hành vi về chấp hành công tác thông tin báo cáo như: Gửi báo cáo không đúng thời hạn; số liệu không chính xác từ 02 lần trở lên (phạt 5-10 triệu); Báo cáo gửi không đủ, thiếu nội dung (phạt 10-15 triệu); Báo cáo không trung thực (phạt 30-40 triệu); Hành vi không chấp hành kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra bị phạt từ 80-120 triệu…

          2. Các mức phạt được thay đổi theo chiều hướng tăng lên so với quy định cũ và mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức là 2 tỷ đồng, đối với cá nhân là 1 tỷ đồng. Riêng mức phạt đối với hành vi vi phạm của cá nhân thuộc Qũy tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt qui định trong Nghị định.

          3. Tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các chức danh như: Thanh tra viên ngân hàng (500.000 đồng), Chánh thanh tra giám sát ngân hàng – NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố (50 triệu đồng), Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng (1 tỷ đồng).

          Và kèm theo đó là các quy định liên quan đến thủ tục xử phạt hành chính và lập biên bản vi phạm hành chính.

                                         THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG

Lượt xem:  829 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa

Văn bản chỉ đạo điều hành

thủ tục hành chính
nhận biết tiền giả

Ảnh hoạt động

Thăm dò ý kiến

Theo bạn giao diện website này như thế nào